Vũ khí Cơ_chế_tự_vệ_của_động_vật

Sắc nhọn

Bài chi tiết: Sừng, Ngà, Móng vuốt, Nanh, và Răng
Trâu rừng châu Phi

Một số loài động vật được vũ trang để chống lại kẻ tấn công bằng những bộ phận sắc nhọn của cơ thể như nanh, vuốt, sừng, ngà. Những con hà mã có một cái hàm đủ lớn để giữ 20 cái răng nanh dài 20 inch và hàm răng có sức mạnh tương đương với một chiếc búa tạ cỡ lớn[23], hàm của hà mã có thể nghiền nát một hoặc hai con cá sấu dài khoảng 3m, độ hung bạo của chúng mạnh hơn bất cứ loài vật kích thước lớn nào[50].

Trâu rừng châu Phi có cặp sừng cứng và rất nhọn, Sừng trâu trưởng thành là đặc điểm tiêu biểu của loài, cặp sừng hợp nhất tại bệ góc, tạo thành một lá chắn xương liên tiếp được gọi là một "cái bướu". Cặp sừng của loài trâu rừng châu Phi có thể làm chết người chỉ sau một lần húc. Khi gặp nguy hiểm, chúng luôn cúi đầu, hướng cặp sừng nhọn ra phía trước để húc vào đối thủ, đầu tiên chúng sẽ đâm bổ vào, sau đó húc nạn nhân, vết thương do trâu rừng gây ra rất nguy hiểm. Chúng có thể hạ gục (và giết chết) cả sư tử bằng những cú húc trờ giáng, rồi húc liên tiếp sau đó là những cú giẫm đạp tàn bạo kinh hoàng[22][63][64][65][66].

Lợn rừng còn rất nhanh nhẹn, có lớp đày và có cặp răng nanh khoằm có khả năng gây chết người, hay đánh lủng bụng của con chó săn, hai chiếc răng cửa trắng như ngà, dài gần gang tay chìa ra ngoài như sẵn sàng đâm thủng da thịt của đối thủ, chúng có mõm dài cứng để đào đất, nó mọc hai răng nanh nhọn hoắt. Đây là thứ vũ khí rất lợi hại của chúng để chống lại kẻ thù và cũng là một điểm khác biệt lớn so với lợn nhà, da và lớp lông lợn lòi rất dày, như một tấm áo giáp vững chắc[29]

Heo rừng khi trưởng thành những con đực tách bầy độc hành này gọi là lục chiếc (độc chiếc), có bộ dáng rất hầm hố, mông thấp, đầu to. Chiếc đầu quá khổ có cặp nanh cứng và sắc luôn dựng ngược lên chờ đối thủ. Để tự tạo bộ giáp khí cho mình, heo lục chiếc thường mài nanh vào thân cây gỗ dầu chai tiết ra chất nhựa, con heo lăn bộ lông cứng vào chất dẻo đó. Khi nhựa dầu khô, bộ lông heo trở thành một thứ giáp cứng. Chúng thường mài nanh vào thân cây dầu chai, chất nhựa ở cây gỗ dầu chai dính lên làm cho chiếc nanh cứng hơn nhiều lần so với nanh thường và biến đổi cấu tạo của một vài chiếc nanh heo rừng khiến nó uốn cong thành vòng tròn.

Sừng của một con linh dương (linh dương giác)

Với cặp nanh chĩa ngược kỳ quái, lợi thế răng nanh sắc dài 8–10 cm, một con lợn rừng to hoàn toàn có khả năng giết chết hổ nếu như chúa sơn lâm sơ ý. Tuy nhiên thông thường, hổ thường dùng tư thế đứng chếch ngang rồi quay sang vít đầu lợn xuống đất đã làm cho chiếc mồm lợi hại của con lợn bị vô hiệu hóa[67]. Có những khi chó săn bị lợn rừng húc chết, những con chó quá liều lĩnh khi tấn công trực tiếp vào heo rừng và bị nó dùng nanh đánh gục[68].

Bò tót đực và cái đều có sừng. Sừng to, chắc, và uốn cong về phía trước. Chiều dài trung bình của sừng thường từ 80 – 85 cm ở bò đực, sừng bò cái ngắn, nhỏ hơn và uốn cong hơn. Trên trán, giữa 2 gốc sừng là 1 chỏm lông, thường có màu vàng. Mũi sừng có màu xanh xám, chuyền dần sang xám đen rồi đen bóng ở những chú bò già. Gốc sừng có màu xám đen, và có những lằn rãnh nằm ngang, gọi là răng. Phần giữa gốc sừng và mũi sừng có màu vàng nhạt. Những con bò nhà thuộc giống bò hoang châu Âu có cặp sừng nhọn hoắt chĩa về phía trước, sẵn sàng gây thương tích cho đối thủ.

Sừng hươu nai có trong hầu hết các loài hươu nai, chỉ có con đực trưởng thành là có gạc và chức năng chính là để tăng khả năng hấp dẫn của bản thân trong việc thu hút các con cái lựa chọn để giao phối hoặc sử dụng làm vũ khí chiến đấu con đực khác hoặc dùng làm vũ khí tấn công, tự vệ. Sau khi đạt đến kích cỡ tối đa, xương gạc bắt đầu cứng lại và lớp da mềm mại sẫm màu phủ bên ngoài bắt đầu rụng dần. Khi lớp da rụng hết, chỉ còn lại bộ xương không, nó trở thành thứ vũ khí sắc bén và rất nguy hiểm trong các cuộc chiến đấu. Vào cuối mùa kết đôi, khi nhu cầu chiến đấu tranh giành bạn tình và lãnh thổ không còn, hươu đực sẽ rụng bộ gạc đi để bảo tồn năng lượng. Tuy nhiên nhiều con hươu đực có sừng quá đồ sộ có thể mất mạng khi bị thú săn rượt đuổi do cặp sừng lớn sẽ vướng vào cây cối.

Sừng linh dương (linh dương giác) cũng là vũ khí đáng gờm, từng có sự việc linh dương bất ngờ lao tới húc thẳng vào bụng con hươu cao cổ làm nó chết tại chõtrong một vườn thú, con linh dương chạy tới với tốc độ cao, cắm thẳng cặp sừng của mình vào bụng con hươu cao cổ rồi bỏ đi còn con hươu cao cổ đã nhanh chóng tắt thở do vết thương sâu và bị thủng tim, vết thương quá nghiêm trọng[69]. Trong cuộc chiến với báo săn, với kích thước của con linh dương thì con báo không thể giữ được con mồi thậm chí con mồi có thể lừa thế quay trở lại húc và giết nó, con linh dương với sừng nhọn hoát trên đầu do đó con báo nếu không thực hiện đúng, nó có thể sẽ bị đâm chết. Những con linh dương lớn hoặc linh dương mẹ có thể tấn công lại và đuổi báo săn đi[70] có trường hợp ghi nhận một con linh dương Gemsbok mẹ đã đánh đuổi một đàn báo săn khi những con báo này, nó dùng sừng nhọn tấn công báo săn khi cả hai đang khống chế con con[71].

Răng nanh loài linh trưởng thường cũng mạnh bằng hoặc hơn của loài thú ăn thịt. Nhìn chung răng nanh của con cái và đực khỏe tương đương nhau. Đối với vượn người, răng nanh của con đực dài gấp 4 lần con cái, đối với sức mạnh và răng thực sự được dùng làm vũ khí. Răng nanh dài, mỏng của con đực cũng mạnh hoặc mạnh hơn của con cái, điều đó cũng cho thấy chúng có thể được dùng để chiến đấu. Khỉ đột có hàm răng khỏe với lực cắn được ghi nhận lên tới 590 kg/cm2. Khỉ đột có răng to, ngắn và chắc tương ứng với cơ thể đồ sộ. Để có được tỉ lệ như các loài linh trưởng khác, răng nanh của con đực sẽ phải dài 25 cm.

Loài cua với cặp càng lớn để tự vệ

Mặc dù chậm chạp, nhưng ít khi các loài thú khác tấn công được chúng, bởi chúng có bộ móng vuốt vô cùng sắc bén. Bình thường, bộ móng vuốt này giúp chúng treo mình trên cây, nhưng khi gặp nguy hiểm thì biến thành vũ khí. Chỉ một cú vả chúng thì ngay cả thú ăn thịt toạc da, tóe máu[72]. Mỗi ngón tay và mỗi ngón chân đều có một móng vưốt vừa cong và dài, đủ để gây ra những vết thương sâu. Một cú đánh bằng vuốt nhọn có thể làm cho thú dữ phải chựng lại. Một số loài động vật khác cũng có những vũ khí độc đáo riêng để tự vệ, chẳng hạn như những loài bọ cạp có cái đuôi gắn nọc độc có thể dùng để dọa dẫm hoặc đánh trả những kẻ tấn công. Kiến lưỡi câu ở công viên hoàng gia Virachey của Campuchia có một loài kiến cực độc là kiến lưỡi câu. Điều khiến nó đặc biệt chính là phần thừa có hình lưỡi câu trên lưng. Phần này được dùng để chống lại kẻ thù.

Hoặc những con cua có những cái càng lớn dùng để tự vệ, chúng sẽ kẹp vào kẻ tấn công gây đau nhói cho chúng rồi tẩu thoát. Có loài cua có càng cắp khỏe hơn hàm sư tử, cặp càng của cua dừa (Birgus latro) có lực cắp khỏe chỉ sau bộ hàm cá sấu, chúng sở hữu cặp càng khỏe nhất trong nhóm giáp xác, có thể nâng cả trẻ nhỏ, lý do khác dẫn đến cặp càng khỏe ở cua dừa là tự vệ. Những con cua trưởng thành không có vỏ để trú ngụ và phải dựa vào lớp vỏ ngoài cứng tạo từ canxi hóa, có tác dụng bảo vệ kém hơn, chúng cần phát triển cặp càng khỏe để xua đuổi kẻ thù. Chúng có trọng lượng 4 kg, chiều dài 40 cm và sải chân gần một mét. Cặp càng lớn của nó khỏe tới mức có thể nâng được 28 kg và tách vỏ những quả dừa cứng[73].

Lực quắp của 29 con cua dừa hoang dã nặng từ 30 gram đến hai kilogram. Một con cua dừa cỡ lớn nhất nặng 4 kg có thể tạo ra lực cắp lên trên 3.300 newton. Lực cắp này mạnh hơn mọi loài giáp xác khác, bao gồm tôm hùm với lực cắp đo được khoảng 250 newton. Càng cua dừa khỏe hơn nhiều so với cơ hàm sư tử có lực cắn trung bình khoảng 2.670 newton, chỉ xếp sau hàm cá sấu, loài sở hữu bộ hàm khỏe nhất với lực cắn 16.000 newton. những con cua dùng càng tách hạt và trái cây cứng thuộc chi dứa dại, chúng cũng ăn xác động vật chết, sử dụng cặp càng để nghiền gãy xương[73].

Nọc độc

Một con bọ cạp đang cảnh báo để chuẩn bị tấn công

Một số loài động vật được trang bị nọc độc để săn mồi nhưng cũng dùng để tự vệ trước các loài động vật khác. Nọc độc của chúng có thể ở dạng ngòi, gai, trong nanh vuốt hoặc các dạng khác. Có một số những loài động vật có vú sở hữu nọc độc hoặc các vũ khí chứa độc để tự vệ. Những vết thương do chúng mang lại có thể làm tê liệt hệ thần kinh dẫn tới tử vong[74].

Lượng nọc độc tiết ra từ đuôi của các loài bọ cạp khác nhau rất nhiều. Mặc dù nhiều người e sợ chúng nhưng vết chích của hầu hết các loài bọ cạp thường chỉ gây đau nhức như vết cắn của một con ong và hiếm khi gây tử vong. Dẫu vậy, vẫn có một số ít loài bọ cạp có khả năng gây chết người, kể cả loài bọ cạp vỏ cây ở miền tây nam Mỹ. Việc sở hữu nhiều chân khiến các con rết trông có vẻ rùng rợn. Tuy nhiên, điểm nguy hiểm là những chiếc răng nanh của rết. Mặt trước và mặt sau của nhiều con rết trông tương tự như nhau. Nếu nhầm lẫn tóm vào phần lưng, con rết sẽ cuộn mình lại và cắn. Loài rết Scolopendrid ăn chủ yếu là rệp nhưng thực phẩm khoái khẩu của chúng là cóc và chuột. Điều này hoàn toàn có thực vì chúng có dài tới 30,5 cm[75].

Vết chích của một con ong có thể giết chết những người bị dị ứng. Ở Mỹ, số người tử vong do bị ong chích nhiều hơn số trường hợp chết vì các vết cắn hoặc chích của rắn, nhện hoặc bất kỳ sinh vật có nọc độc nào khác. Chỉ ong cái mới có một vòi chích nằm ở cuối thân và số con cái vô sinh này chiếm số lượng lớn trong lực lượng lao động của một tổ ong. Một con ong hướng vòi chích của nó vào nạn nhân và găm nó lại đó. Nọc độc sẽ được giải phóng khi con ong rời đi. Mất phần thân sau khiến con ong cuối cùng cũng bị chết. Rệp có mỏ (Apiomerus flaviventris) có một cái mỏ để tiêm nọc độc trong nước bọt của nó vào con mồi. Vết chích cũng có thể gây đau cho con người. Loài sinh vật này cũng tiết ra mùi nồng nặc để tự vệ khi bị quấy rầy.

Cá bò cạp với thân loài cá miền nhiệt đới này có những mảng da phất phơ như tảo, màu đỏ nhạt, sáng chói dưới ánh đèn. Nhưng trong ánh sáng mờ nhạt dưới biển rất khó nhận ra. Cá có gai độc, nhất là ở vây lưng và ở nắp mang cá. Cá đá nổi tiếng nọc độc nơi loài cá, vết chích có thể gây tử vong, cá ngụy trang khéo, hầu như hoàn toàn bất động trong môi trường, đôi khi nó ở nơi nước cạn và gai dễ dàng xuyên qua đế giày nếu đạp phải. Vết chích của cá làm đau dữ dội, đôi khi gây sốc. Vùng bị chích sưng phồng. Nọc còn tác động đến hệ thần kinh, gây co giật, tê liệt, rối loạn tim hay hô hấp, có thể làm thiệt mạng. Có đến 1.250 trên tổng số hơn 1.600 loại cá trê có chứa nọc độc. Cá trê dùng độc của mình chủ yếu là để tự bảo vệ mình trước cá loài cá khác, nhưng đã có nhiều ngư dân phải chịu cảm giác đau đớn từ nọc độc của cá trê.

San hô lửa là những nhánh san hô có màu vàng, viền sáng, hiện diện ở vùng đá ngầm không sâu lắm. Dù mang tên san hô, nó thực sự thuộc nhóm thủy túc. Chạm phải san hô lửa, nạn nhân đau nhói tức khắc, nổi chấm đỏ trên da, đôi khi phản ứng mạnh hơn, với cảm giác nóng bỏng đi kèm, dễ gặp nguy cơ nhiễm trùng. Các con sao biển gai sống tụ họp lại, thành tấm thảm gai độc. Vết chích của nó rất đau, sưng phồng, tê cóng có thể khiến chỗ bị chích liệt tạm thời. Một loài sứa thân không lớn lắm, đường kính 10 cm, nhưng kéo theo sau những sợi dây dài đến 10 m giúp nó bắt được các phiêu sinh vật. Những sợi này gây ngứa dữ dội cho người nếu bị chạm phải. Trong những loài sứa nhiệt đới, sứa được mệnh danh "ong vò vẽ của biển", đường kính chỉ vài phân, nhưng có thể gây chết người.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cơ_chế_tự_vệ_của_động_vật http://chuaphuclam.com/index.php?/phat-giao-va-doi... http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/ky-la-chuyen... http://www.on-the-matrix.com/africa/buffalo.asp http://idea.ucr.edu/documents/flash/antipredatory_... http://citinews.net/khoa-hoc/ly-do-ong-gia-noel-ch... http://ngoisao.net/tin-tuc/phong-cach/thi-anh/dan-... http://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/lung-mat-bao-g... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ca-gan-khieu... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/ca... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/oc...